Cá nhân hoạt động thương mại có phải đăng ký kinh doanh không?

0
399

Câu hỏi:

Em đang nhận khoán nhà khách của 1 trường đại học được 3 năm. Hoạt động của nhà khách rất tốt và được khách ở ủng hộ. Gần đây do cạnh tranh kinh doanh đã có ý kiến này nọ về nhà khách nên công an đã vào cuộc để thẩm tra lại thông tin. Đến giờ thông tin hoàn toàn trái ngược với ý kiến của 1 số người xong công an yêu cầu chúng tôi đăng ký giấy phép kinh doanh. Vậy chúng tôi có nhất thiết phải đăng ký kinh doanh không ạ?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Hoạt động thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Cá nhân hoạt động thương mại có thể phải đăng ký kinh doanh (gọi đó là thương nhân) và có thể không phải đăng ký kinh doanh (không được coi là thương nhân).

Cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh:

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:

“Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Cá nhân hoạt động thương mại phải đăng ký kinh doanh:

Thương nhân hoạt động thương mại theo Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 được hiểu như sau:

“1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

  1. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
  2. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
  3. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước”.

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và quy định khác của pháp luật.

=>Như vậy, trong trường hợp này khi bạn đã kinh doanh một cách thường xuyên, có mục đích tạo ra lợi nhuận không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nên bạn được coi là một thương nhân và có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Hình thức đăng ký kinh doanh do bạn tự quyết định. Có thể được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Nếu bạn không thành lập doanh nghiệp hoặc không thành lập hộ kinh doanh thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm c Khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP; Điểm e Khoản 1 Điều 41 Như vậy, trong trường hợp này khi bạn đã kinh doanh một cách thường xuyên, có mục tích tạo ra lợi nhuận không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nên bạn được coi là một thương nhân và có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Hình thức đăng ký kinh doanh do bạn tự quyết định. Có thể được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Nếu bạn không thành lập doanh nghiệp hoặc không thành lập hộ kinh doanh thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm c Khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP; Điểm e Khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“Điều 28

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp…”.

 

“Điều 41

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định”.