Quy định về địa diểm làm việc trong khi giao kết hợp động lao động.

0
827

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Điều Bộ luật lao động thì những nội dung chủ yếu của HĐLĐ phải có nội dung sau:

Công việc và địa điểm làm việc. Như vậy trong HĐLĐ của 2 bên phải thỏa thuận về địa điểm làm việc.

Mặt khác tại Điều 30 Bộ luật lao động có quy định về thực hiện công việc theo hợp đồng như sau:

“Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên”.

Như vậy nếu trong hợp đồng lao động các bên thỏa thuận địa điểm làm việc ở đâu sẽ được thực hiện tại nơi đó nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Khi các bên muốn thay đổi nội dung của Hợp đồng thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 35 bộ Luật lao động như sau:

“1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết”.

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì không thấy có trường hợp nếu người lao động tuân thủ việc thay đổi nơi làm việc để chấm dứt HĐLĐ.

Điều 36 BLLĐ quy định như sau:

“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.