Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

0
368

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nhu cầu mở rộng là một nhu cầu tất yếu, để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, có các loại hình hiện diện của doanh nghiệp như sau:

Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh).

Địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh. Địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài như Công ty.

Để thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở của Chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Tiếp đó, doanh nghiệp tiên hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh để bổ sung địa điểm kinh doanh vào trong đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ sự khác biệt trong bản chất, đặc điểm về mặt pháp lý cũng như các vấn đề tài chính để đảm bảo lợi ích lâu dài trong hoạt động của Doanh nghiệp.

Với thủ tục thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh, S&B Law cung cấp các dịch vụ:

Tư vấn về thành lập VPĐD, CN, Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:

Tư vấn về việc thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện: Chi nhánh hoạch toán độc lập hay hoạch toán phụ thuộc, chức năng hoạt động của Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện….

Tư vấn về việc thành lập địa điểm kinh doanh.

Tiến hành các thủ tục thành lập VPĐD, CN, Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo đại diện uỷ quyền:

Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ thành lập VPĐD, CN, Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiến hành các thủ tục thành lập VPĐD, CN, Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

TÊN CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Khi đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những điều gì? Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định nội dung này như sau:
Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.