Thời hạn góp vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là bao lâu?

0
359

Hiện tại, Luật Doanh nghiệp 2005 không có bất kỳ quy định nào hạn chế sự thỏa thuận về thời hạn các thành viên phải góp vốn. Do đó, về mặt nguyên tắc, các thành viên góp vốn có quyền thỏa thuận bất kỳ thời hạn nào. Thậm chí, khi đăng ký kinh doanh thì thời hạn cam kết góp rất ngắn nhưng sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rồi, các thành viên thỏa thuận lại thời hạn góp vốn. Xin lấy tình huống sau đây để minh họa cho sự bất hợp lý khi không quy định thời hạn góp vốn mà để thời hạn đó cho các thành viên tự thỏa thuận.

Tình huống: Một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tr ở lên đăn g ký tăng v ốn đi ều lệ t ừ 60 t ỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Thấy số vốn lớn như thế, ông Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh mới hẹn đồng ý sẽ cấp đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng báo trước sẽ lập đoàn kiểm tra để kiểm tra số vốn 300 tỷ đồng là có thực hay không . Thấy vậy ,mấy ngày sau , đại diện công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh này xin lại hồ sơ không tăng vốn nữa.

Trong tình huống trên, giả sử công ty này cứ tiếp tục tăng vốn và đối phó với sự kiểm tra bằng cách thay đổi thời hạn trong cam kết góp vốn lên đến 100 năm thì khó có cơ quan đăng ký kinh doanh nào còn nhớ để mà kiểm tra, mà cũng không biết được doanh nghiệp còn “sống” được đến thời hạn đó không, thậm chí đến thời điểm đó thì các thành viên chắc cũng không còn sống để mà thực hiện nghĩa vụ góp vốn. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chỗ pháp luật không cấm các thành viên thỏa thuận thời hạn đó cho nên ai cũng biết thỏa thuận thời hạn 100 năm là vô lý nhưng không thể xử lý được vì các thành viên hành xử không trái pháp luật. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 còn một khoảng trống cần được bổ sung cho đầy đủ.

Bản chất của cam kết góp là một bảo lãnh có giới hạn của thành viên công ty với các chủ nợ của công ty về việc thành viên công ty sẽ đứng ra trả nợ thay nếu công ty không đủ khả năng trả nợ; tuy nhiên, số tiền tối đa thành viên công ty phải trả nợ thay không vượt quá số vốn cam kết góp. Quy định này tạo ra cơ hội cho người dân bỏ một ít vốn để kinh doanh nhưng vẫn bảo vệ được tài sản còn lại của mình.

Rất tiếc, các quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2005 lại chưa thể hiện rõ bản chất của cam kết góp. Cụ thể, khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết”. Như vậy, khi thời hạn góp vốn vẫn còn mà thành viên chưa góp đủ vốn thì thành viên không phát sinh bất cứ nghĩa vụ nào đối với chủ nợ. Điều này tạo ra một hệ quả là chủ nợ không thể trực tiếp đòi thành viên công ty trả nợ thay khi công ty lâm vào tình trạng phá sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chủ nợ.

 Tình huống: Một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn điều lệ là 30 tỷ đồng thành lập tháng 8/2006, trong đó có ba thành viên mỗi người cam kết góp 10 tỷ đồng. Các thành viên thỏa thuận thời hạn góp vốn là 100 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi đăng ký kinh doanh, các thành viên góp thực tế mỗi người 100 triệu đồng để công ty có vốn ban đầu hoạt động. Tính đến tháng tháng 10/2009, công ty thua lỗ và đang nợ tổng cộng là 7,5 tỷ đồng. Chủ nợ đến đòi nợ công ty thì Giám đốc (người đại diện theo pháp luật) trả lời rằng chờ các thành viên góp đủ vốn mới có tiền trả cho chủ nợ. Vì thời hạn góp vốn theo thỏa thuận là 100 năm mà công ty mới hoạt động được ba năm nên các thành viên chưa phải góp vốn. Nếu chủ nợ đòi công ty thì công ty không có tiền, còn nếu chủ nợ đòi thành viên thì thành viên lại tuyên bố rằng chủ nợ không có quyền đòi họ.

Việc chủ nợ không có quyền trực tiếp đòi thành viên chưa góp vốn trả nợ thay công ty khi công ty không còn khả năng trả nợ gây ra nhiều rủi ro cho bên thứ ba. Rõ ràng, việc chưa hiểu hết bản chất của cam kết góp vốn đã gây ra rắc rối trên. Bản chất của cam kết góp vốn là một bảo lãnh có giới hạn của thành viên công ty đối với chủ nợ. Cam kết góp vốn là để tạo điều kiện cho những người ít tiền nhưng có tài kinh doanh có thể kinh doanh được. Và pháp luật chỉ cần quy định khi các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty vượt quá khả năng trả nợ của công ty thì chủ nợ có quyền yêu cầu thành viên trả nợ thay cho công ty trong phạm vi số vốn mà thành viên chưa góp vào công ty. Quy định như trên vừa đảm bảo lợi ích của người ít tiền nhưng có tài kinh doanh muốn lập nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích của chủ nợ, vừa đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các thành viên.

Theo Luật gia:Cao Bá Khoát và Luật sư : Trần Hữu Huỳnh.