Tư vấn ly hôn và giành quyền nuôi con

0
340

Câu hỏi: Mình và chồng mình kết hôn từ 01/01/2014 đến 09/2015 thì có con chung. Từ khi mình sinh con được 02 tháng, chồng mình bỏ nhà đi ở trọ với 1 người đàn bà khác như vợ chồng.

Hiện 2 vợ chồng mình đã sống ly thân được 10 tháng.

Mình có đề nghị ly hôn nhưng chồng mình không đồng ý. Anh ta nói nếu mình để cho anh ta nuôi con thì anh ta sẽ chấp nhận ly hôn với mình. Hiện tại anh ta vẫn đưa chu cấp tiền hàng tháng cho mình nuôi con là 5 triệu/1 tháng.

Vậy thì mình cần phải làm gì để ly hôn chồng mà vẫn có quyền nuôi con?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến yêu cầu của bạn, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì vợ chồng bạn có con từ 09/2015, căn cứ theo quy định trên thì do con bạn vẫn dưới 36 tháng (dưới 03 tuổi) nên về nguyên tắc bạn vẫn được quyền nuôi con sau khi hai vợ chồn bạn ly hôn.

Để đảm bảo cho việc giành quyền nuôi con của mình thì bạn có thể cung cấp cho Tòa các chứng cứ mà bạn có về hành vi ngoại tình của chồng mình để có lợi thế tốt hơn khi giành quyền nuôi con.

Xem thêm:

– Thủ tục đơn phương ly hôn
Khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng đã trở nên trầm trọng, mục đích của hôn nhân không thể đạt được mà hai bên không thể thống nhất được về các vấn đề liên quan (việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, phân chia tài sản), một trong hai bên có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu ly hôn. Luật Hàm Rồng hướng dẫn Quý khách hàng thủ tục đơn phương ly hôn với các nội dung sau:
– Quyền đơn phương ly hôn
Về nguyên tắc vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
– Hồ sơ xin ly hôn:
Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
1. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực);
2. Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
3. Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
Quy trình giải quyết vụ án ly hôn:
– Bên có yêu cầu ly hôn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
– Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án sau khi nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án;
Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời gian giải quyết:
– Thời hạn xét xử trung bình của một vụ án ly hôn là từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Thời hạn mở phiên tòa thông thường từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Xem thêm: