Tư vấn về việc Công ty Hàn Quốc muốn thành lập công ty tại Hà Nội

0
308

Câu hỏi:

  1. Công ty Hàn Quốc có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được không?
  2. Đối với loại hình công ty nước ngoài như trên có được tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không?
  3. Sau khi thành lập pháp nhân, khi đăng ký mã số thuế có thể đăng ký được toàn bộ các ngành nghề này được không?
  4. Những doanh nghiệp Hàn Quốc mới thành lập thì có thể thành lập pháp nhân tại Việt Nam được không?
  5. SB LAW có thực hiện này không? Nếu có vui lòng báo giá giúp mình.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Về những câu hỏi của bạn liên quan đến ngành nghề kinh doanh và loại hình công ty 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc thành lập ở Việt Nam, dưới đây là ý kiến tư vấn của SB Law để bạn cân nhắc và tham khảo:

(1) Đối với các ngành nghề kinh doanh mà Nhà đầu tư Hàn Quốc dự định thực hiện tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, hầu hết các ngành nghề không được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài (ngoại trừ hoạt động về quản lý và promotion nghệ sĩ, diễn viên). Nhà đầu tư Hàn Quốc có thể lựa chọn phương thức liên doanh với cá nhân/pháp nhân Việt Nam để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình với số vốn góp trong công ty thành lập ở Việt Nam không quá 51%. Danh mục các ngành nghề ĐKKD cho phép liên doanh theo danh mục ngành nghề Nhà đầu tư dự định thực hiện bao gồm:

  • Hoạt động quản lý và promotion nghệ sĩ, diễn viên;
  • Sản xuất các chương trình kỹ thuật số và alanog liên quan tới hình ảnh và âm nhạc;
  • Tổ chức sự kiện;
  • Sản xuất và trình chiếu các loại album, character và hình ảnh như phim truyện, phim hoạt hình;
  •    Tiếp nhận bản quyền ngoài lãnh thổ, trình chiếu các loại album, character và hình ảnh như phim truyện, phim hoạt hình;
  • Sản xuất, tiếp nhận và phân phối ngoài lãnh thổ Việt Nam các chương trình truyền hình (Bao gồm truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp và truyền hình internet);
  • Sản xuất chương trình quảng cáo.

Một số ngành nghề Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường cho Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện như: Cho thuê thiết bị truyền hình; Môi giới quyền tác giả và tiếp nhận quyền tác giả; sao chép và phân phối DVD, DVD; Phân phối các loại album, hình ảnh (phim truyện, phim hoạt hình); Phân phối các chương trình kỹ thuật số, analog liên quan tới hình ảnh và âm nhạc. Vì vậy, Nhà đầu tư sẽ không thể kinh doanh các ngành nghề đó.

(2) Để tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì Công ty liên doanh phải được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần với số cổ đông tối thiểu là 3 cổ đông và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật chứng khoán của Việt Nam bao gồm:

– Tại thời điểm đăng ký niêm yết số vốn góp phải từ 30 tỷ đồng trở lên;

– Có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết;

– Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%;

– Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính và một số điều kiện khác.

(3) Hiện tại theo pháp luật Việt Nam, Mã số thuế chính là mã số doanh nghiệp được cấp khi Công ty đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Vì vậy Công ty không phải đăng ký mã số thuế.

(4) Doanh nghiệp Hàn Quốc mới thành lập theo pháp luật Hàn Quốc có thể thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên khi làm thủ tục xin cấp Giấy CNĐK Đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam sẽ dựa vào năng lực tài chính và kinh nghiệm hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư để xem xét cấp phép. Nếu mới thành lập thì việc xin Giấy CNĐK Đầu tư sẽ khó khăn hơn và đối với doanh nghiệp thành lập dưới 2 năm thì phải có xác nhận của ngân hàng về số tiền trong tài khoản đầu tư phải ít nhất tương ứng với sô vốn góp vào Công ty tại Việt Nam.

(5) Phí Dịch vụ của SB Law đối với thủ tục thành lập Công ty như nêu ở trên sẽ là 9.000 USD (Bằng chữ: Chín nghìn Đôla mỹ). Thời gian thực hiện thủ tục là 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ cho Sở KH&ĐT.

Phí Dịch vụ cho thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc là 2.000 USD/1 người. Thời gian thực hiện thủ tục là 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ cho Sở Lao động, TB & XH.

Xin lưu ý là trên thực tế thời gian thực hiện các thủ tục nêu trên có thể kéo dài hơn do cơ quan nhà nước của Việt Nam phải xin ý kiến các bộ, ngành liên quan.