Doanh nghiệp mượn kho dự trữ quốc gia gửi gạo

0
434

1. Việc làm lộ bí mật nhà nước thì xử lý thế nào? Trong đó không chỉ có câu chuyện làm lộ bí mật (để cho người ngoài vào kho tàng) mà chuyện lợi dụng kho tàng để trục lợi. Đây có phải là tình tiết tăng nặng không?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định rõ về tội làm lộ bí mật nhà nước như sau:

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Trong trường hợp này có dấu hiệu cho các doanh nghiệp mượn kho dự trữ quốc gia gửi gạo chờ nâng giá để bán gạo cho dự trữ nhà nước nhằm trục lợi. Nếu sau khi có kết luận của cơ quan điều tra mà có sự việc đó xảy ra thì theo Điểm b Khoản 2 Điều 337 Bộ luật hình sự 2015:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa....”

Theo đó, các đối tượng vi phạm có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

2. Qua đây có thể thấy việc lợi dụng kho tàng để trục lợi đã diễn ra từ lâu, có sự móc ngoặc giữa các bên với nhau. Trách nhiệm của các Cục và Tổng cục trong việc này như thế nào?

Trả lời:

Đối với sự việc này, các Cục và Tổng cục có trách nhiệm phối hợp với Bộ tài chính để thanh tra, kiểm tra xem có trường hợp móc ngoặc nhằm trục lợi hay không?

Ngoài ra, cần có các cách khắc phục đối với kho tàng bị lợi dụng để cho thuê bằng cách tăng cường bảo vệ, các công tác bảo mật. Đồng thời sau sự việc lần này cần phải nâng cao quy trình, cách thức quản lý để kịp thời phát hiện vi phạm. Hơn nữa, hạn chế được vi phạm và hành vi cố tình làm trái quy định của các Cục dự trữ.

Đưa ra những hình thức xử phạt thích đáng cho các cán bộ vi phạm để làm gương cho những cán bộ khác và để bồi thường thiệt hại cho Nhà nước.

3. Liệu có sự ăn chia, liên kết lợi dụng kho tàng để trục lợi?

Trả lời:

Hiện nay các cơ quan điều tra đang vào cuộc làm rõ về vấn đề này và chưa có kết luận. Việc điều tra mở rộng này cũng bắt nguồn từ việc nghi vấn có sự ăn chia, liên kết lợi dụng kho tàng để trục lợi.

Tại thời điểm này có quá nhiều vấn đề liên quan như là việc 26/28 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng sau khi đã trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Vì vậy có nhiều câu hỏi đặt ra liệu đây có phải là gạo của các doanh nghiệp đã trúng thầu bán gạo cho dự trữ quốc gia nhưng không thực hiện hợp đồng mà lại đợi giá gạo tăng cao trong đợt đấu thầu sắp tới hay không?

Sự việc này khá phức tạp và có thể liên đới nhiều bên, vì vậy công tác điều tra đang được tiến hành mở rộng và chờ có kết luận.

4. Không chỉ 7 Cục cơ sở mà thanh tra còn phát hiện 6 Cục có số gạo dự trữ nằm ngoài sổ sách, 26/28 nhà thầu đã hủy hợp đồng cung cấp gạo cho Nhà nước do tình hình dịch bệnh giá gạo tăng cao. Vậy đây có phải là hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.

Trả lời:

Theo điều tra từ Tổng cục Hải quan, hệ thống hải quan sau khi đối chiếu phát hiện 4 doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu hàng chục nghìn tấn gạo. Các doanh nghiệp này cũng có tên trong danh sách trúng thầu bán gạo cho các Cục dự trữ Nhà nước khu vực nhưng hủy hợp đồng, khiến kế hoạch mua gạo dự trữ không đạt được.

Như vậy, mặc dù chưa chắc chắn có hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi hay không nhưng đã có cơ sở để nghi ngờ tình trạng này. Đặc biệt, việc diễn ra khi tình hình dịch Covid-19 còn đang căng thẳng và Nhà nước cần sự ủng hộ của các doanh nghiệp thì hành vi trúng thầu nhưng lại hủy hợp đồng cung cấp gạo cho Nhà nước không thể không đặt ra câu hỏi có dấu hiệu trục lợi ở đây. So với việc bán cho Nhà nước thì thực tế, việc xuất khẩu gạo trong tình hình dịch bệnh này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn.

5. Trách nhiệm của Tổng cục dự trữ?

Trả lời:

Về vai trò và quyền hạn của Tổng cục Dự trữ đã được quy định và phê duyệt khá rõ ràng. Trong đó, nhiệm vụ chính là tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước. Vậy sự việc lần này, Tổng cục Dự trữ cần phối hợp với Bộ Tài chính, đề xuất phương án để giải quyết, thanh tra, điều tra mở rộng các vấn đế liên quan; hợp tác trong công tác thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, Tổng cục Dự trữ còn có chức năng đề xuất các kế hoạch quản lý và bảo vệ, bảo mật, đảm bảo an toàn hàng dự trữ vệ tinh.

Như vậy, vai trò trách nhiệm của Tổng cục Dự trữ nhà nước và các Cục Dự trữ khu vực đến đâu trong sự việc này sẽ được các cơ quan thanh tra, điều tra làm rõ.